Một công trình phù điêu có tín ngưỡng văn hóa có quy môn trung bình, toàn bộ di tích phù điêu lịch sử nằm trên thửa đất rộng 1.425m2 gồm có hai toà kiến trúc cơ bản là tiền tế và hậu cung có bố cục hình chữ nhị. Nối liền giữa tiền tế và hậu cung 2 bên có 2 dãy nhà cầu hẹp. Phía trước sân đền là nhà bia tưởng niệm các liệt sỹ trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Sau nhà tưởng niệm, nhân dân dựng hàng bia đá cổ gồm 8 tấm ngay ngắn dưới gốc phượng vĩ cổ thụ.
Toà tiền tế gồm 5 gian, tường xây gạch chỉ, mái lợp ngói mũi, phía trước xây cột đồng trụ. Phần kết cấu chịu lực với 4 hàng chân cột, 4 vì, tất cả các cấu kiện đều bằng chất liệu gỗ lim, kiểu thức kiến trúc thượng con chồng tru giá chiêng hạ kẻ bảy. Trên các đầu bảy, con chồng có chạm khắc hoa văn hình hoa lá đơn giản. Ở đầu hồi bên trái toà tiền tế địa phương vừa đặt một tấm bia điêu khắc xi măng ảnh và tên tuổi những cá nhân có tâm đức hưng công tiền của để tôn tạo di tích văn hoá của quê nhà. Công trình này được xây dựng vào khoảng cuối thời lê. Nhưng đã được tu sửa nhiều lần dưới thời Nguyễn và những năm gần đây.
Hậu cung là công trình mới xây dựng năm 1998 gồm 2 gian để đặt tượng phù điêu, bàn thờ đức vua Trần Minh Tông. Toà nhà này quay dọc, hồi hướng về phía tiền tế, xây kiểu bình đầu bít đốc, phía trước đặt cửa, trên cửa là mảng phù điêu đắp theo đề tài hổ phù trông vẻ rất hung dữ.
Di sản Hán-Nôm ở di tích còn tồn tại khá phong phú. Đó là hệ thống văn bia (8 tấm), phù điêu nghệ thuật,sắc phong, câu đối văn tế... Sắc phong ở đây còn 3 đạo, vua triều Nguyễn ban phong cho nhân dân địa phương theo lệ cũ mà phụng thờ đức vua Trần Minh Tông.
Hệ thống hiện vật ở ngôi đền có: Phù điêu tượng đức vua tạc ở tư thế ngồi trên toà sen toạ thiền, bình hương đá, hộp sắc phong, hương án, bát biểu, đài chầu, đài rượu…
Đền thờ vua Trần Minh Tông là công trình tín ngưỡng văn hoá có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của người dân quê hương. Công trình được khởi dựng từ thế kỷ 14, sau khi đức vua Minh Tông băng hà. Truyền thuyết làng Tiên La kể rằng: Thái thượng hoàng Trần Anh Tông sau khi nhường ngôi cho Thái tử Mạch (Tức là Trần Minh Tông) thì thường lui tới chùa Vĩnh Nghiêm (nay thuộc xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, cách Tiên La chừng 2km) chốn tổ phật phái Trúc Lâm tu hành. Trần Minh Tông khi ấy thường về chốn thăm tổ vua cha, thông thường người đi theo đường thuỷ qua ngã ba Nhãn rồi ngược sông Lục về Vĩnh Nghiêm, nhưng cũng nhiều khi người đi đường bộ và xa giá nhiều lần dừng ở bến đò Lá (tên Nôm làng Tiên La) rồi mới qua sông về gặp vua cha.
Sau những lần qua lại Tiên La, đức vua có nhiều ấn tượng tốt đẹp với miền quê này nên đã cấp cho 3 mẫu ruộng để trả lương cho người lái đò qua sông. Dân Tiên La từ đó qua sông không phải trả tiền đò, lại được vua giúp đắp đê chống lụt nên khi người mất (1357) đã lập am miếu tôn thờ bên bờ đò xưa. Dưới triều Đại Lê, Tây Sơn, Nguyễn dân thôn Tiên La nhiều lần được triều đình ban cấp sắc phong pho tượng thờ đức vua Trần Minh Tông. Hiện nay di tích phù điêu vẫn còn 3 đạo sắc phong và nhân dân bảo quản chu đáo thận trọng.
Trả lờiXóahãng bay eva
vé máy bay đi mỹ giá bao nhiêu
vé máy bay korean airlines
vé máy bay đi mỹ bao nhiêu tiền
đặt vé máy bay đi canada
Những Chuyến Đi Cuộc Đời
Ngau Hung Du Lich
Tri Thuc Du Lich