Dịp tết là dịp cả nhà được quay quần bên nhau, lúc này ngoài yếu tố thời gian thì chuyện gặp mặt thường xuyên là điều mà tất cả cha mẹ, con cái nào cũng muốn. Bạn cũng thấy rằng, những ai đi làm ăn xa, sau những năm tháng rời gia đình đi lập nghiệp ở xứ người. Dịp này là lúc mà họ quay về để sưởi chút cái ấm của gia đình. Sự đoàn viên này được mọi người xem đó là một truyền thống vô cùng quý báo mà nhiều đời khác khau, suốt bao thập kỷ qua đã được giữ gìn và phát triển.
Chuyện con cái cùng nấu chung một nồi bánh tét đêm giao thừa quả thật là một điều hết sức thú vị. Trước ngày 30 tết, con cháu sẽ quay quần bên ông bà, cha mẹ mình. Người lo vo nếp, cuốn lá chuối, buộc dây… để hoàn thành những đoàn bánh vừa phải, tùy theo sở thích của các thành viên trong gia đình. Khi hoàn tất, cả nhà quay quần bên nhau để nấu bánh. Những cây củi thật to cháy một cách bập bùng. Xung quanh cái nồi là cả nhà ngồi tụm lại, vừa kể chuyện cho nhau nghe đủ thứ trên đời.
Có lẽ những lúc này đây họ sẽ huyên thuyên với nhau những chuyện làm ăn nơi đất khách. Những biến động của năm qua, những gì được và mất để năm mới sẽ cùng nhau cố gắng phấn đấu mà làm việc. Có như vậy mới là động lực thú vị mà mọi người cùng vượt qua. Gia đình lúc nào cũng là bến đỗ thú vị và bình yên nhất mà con người ai cũng muốn quay về khi có chuyện không vui là vì thế.
Đêm đoán giao thừa sẽ tẻ nhạc nếu cả nhà không cùng nhau đoán xem các chương trình trên truyền hình. Việc ngồi chung xem tivi trực tuyến lúc này là điều hết sức thú vị. Bạn cũng biết rằng, ở các đài truyền hình, ngoài chương trình trực tiếp ca nhạc thì còn có tiết mục bắn pháo hoa đêm giao thừa. Không khí đặc biệt này hầu như nhà nào cũng thưởng thức. Ngoài chuyện được nghe thần tượng hát những ca khúc mùa xuân thì cả nhà còn có thể cùng nhau bình luận chương trình của nhà đài.
Bạn lúc nào cũng có thời gian mà xem tivi trực tuyến, nhưng để có mặt các thành viên như thế này thì mỗi năm chỉ có một lần. Đó quả thật là điều đáng trân trọng, khi xem xong chương trình cũng là lúc năm mới bước qua. Bạn được thêm tuổi mới, trưởng thành và bước sang một trang mới cho cuộc hành trình bước vào đời của mình. Tất nhiên chuyện này tùy mỗi người cảm nhận khác nhau, song họ vẫn thấy sự thích thú khi cả nhà được quay quần như thế.
Điều đặc biệt, có lẽ khi xem xong chương trình gia đình cũng thấy rằng nồi bánh chưng cũng đã chín. Việc nhờ người lớn tuổi nhất của năm đem bánh ra khỏi nồi là điều bắt buộc. Vì tục lệ này ý nghĩa của nó là sự trường tồn, người lớn truyền cho trẻ con… Vớt bánh ra, vừa nóng vừa vui. Lúc này chỉ việc đem bánh đến bàn thờ gia tiên đón rước ông bà là quá tuyệt. Cho nên nhạc sĩ Từ Huy cũng từng viết “Dù đi đâu ai cũng nhớ, về chung vui bên gia đình”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét