Thứ Ba, 7 tháng 6, 2016

Quy trình đổ bê tông mái nhà và những điều nên biết

Cấu tạo bản mái toàn khối gần giống cấu tạo bản sàn phẳng nhưng mái phải đảm bảo được yêu cầu về cách nhiệt, chống dột, chịu được mưa nắng . Các lớp cấu tạo của mái khác với các lớp cấu tạo của sàn.
be-tong-mai-nha

Đổ bê tông mái

Cũng tương tự như đổ bê tông sàn , nhưng về mùa hè , khi nhiệt độ lên trên 30 độ C, phải đổ bê tông liên tục để đảm bảo tính liên kết của bê tông . Nếu bắt buộc phải ngừng lại, cần chờ bê tông tương đối cứng mới tiếp tục đổ ( sau từ 1 đến 2 ngày ) . Việc đổ bê tông nối tiếp phải thực hiện đúng quy phạm khớp nối bê tông và thi công cáp dự ứng lực đạt tiêu chuẩn (khe thi công , mạch thi công).
Thành phần bê tông ứng lực trước cần tăng thêm lượng cát và giảm đá dăm so với bê tông thông thường để dễ đổ và đầm hơn . Bê tông mái có độ chặt cao sau khi đầm ( độ sụt bê tông từ 4 đến 5 cm) nên khả năng chịu khí hậu tốt hơn.

Sau khi đổ bê tông mái

Đầm và gạt mặt xong, chờ cho bê tông bay bớt hơi nước và khô se, tiến hành đầm lại một lần nữa . Khi dùng ngón tay ấn lên mặt bê tông, nếu thấy tạo thành vết lõm ướt là bê tông có thể đầm được.
Xem thêm: nội thất bình dương chất lượng cao.
Nếu thấy dính không tạo được viết lóm hoặc nổi nhiều nước tức là còn sớm . Nếu tạo thành vết lõm khô hoặc khó tạo thành vết lõm có nghĩa là bê tông đã se lại , không thể đầm được nữa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét